Trong khi dùng Bạch Hoa Hồng hết mụn nám nên và không nên ăn gì giúp da nhanh lành. Bạn đã biết sau khi nặn mụn không nên ăn gì và nên ăn gì chưa? Để thúc đẩy da nhanh lành hơn sau khi nặn mụn và ngăn ngừa các loại sẹo cần phải biết ăn uống đúng cách. Trong khi một số thức ăn giúp chữa lành thì một số khác lại có thể gây viêm, làm cho quá trình trị mụn lâu hơn và có nguy cơ để lại sẹo.
Sau khi nặn mụn không nên ăn gì?
Dưới đây là top những thực phẩm bạn nên kiêng khi vừa mới nặn mụn hoặc da đang trong tình trạng bị tổn thương, cần thời gian để hồi phục:
1. Thịt gà
Bạn đã biết nên kiêng ăn gì sau khi nặn mụn chưa? Mới nặn mụn không nên ăn thịt gà, đặc biệt là gà có cả da. Bởi vì thức ăn này có thể làm cho bạn bị ngứa, dẫn tới thường xuyên sờ và gãi, gây viêm nhiễm.
Quá trình điều trị mụn vì thế cũng mất nhiều thời gian hơn, thậm chí còn để lại sẹo.
2. Không nên ăn gì sau khi nặn mụn? Thịt bò
Thịt bò là thức ăn giàu chất đạm, tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, sau khi nặn mụn hoặc điều trị các vấn đề về da, bạn không nên ăn thịt bò.
Đây là một trong những tác nhân gây sẹo thâm xấu xí. Mặc dù cũng tùy vào cơ địa và không phải ai ăn thịt bò sau khi nặn mụn cũng có sẹo thâm, song tốt hơn hết bạn nên kiêng, ít nhất là trong tuần đang điều trị mụn.
3. Rau muống
Rau muống chứa madecassol – thành phần gây ra sẹo lồi. Sau khi nặn mụn không được ăn gì? Nếu bạn không muốn da mặt có sẹo lồi thì không được ăn rau muống.
4. Sau khi nặn mụn không nên ăn gì? Trứng
Bạn đã biết không nên ăn gì sau khi nặn mụn chưa? Trứng cũng là một trong những loại thức ăn được khuyên nên kiêng. Thực phẩm này là nguyên nhân gây ra các vết sẹo loang lổ trong lúc da đang hồi phục. Các mảng da non hình thành không đều màu, chỗ trắng, chỗ đen trông sẽ mất thẩm mỹ.
5. Hải sản
Tôm, cua, mực, hàu… là những loại hải sản bổ dưỡng, thế nhưng chúng lại không thích hợp nếu bạn vừa nặn mụn hoặc đang trong quá trình điều trị các vấn đề về da khác.
Hải sản làm cho da kích ứng (đặc biệt là đang lên da non), gây ngứa. Vì thế quá trình chữa lành sẽ lâu hơn và dễ hình thành thâm sẹo. Để cho da được láng mịn thì bạn nên kiêng hải sản nhé!
6. Đồ ngọt
Nước uống có ga, bánh kẹo, bánh kem… là những loại đồ ngọt vừa không tốt cho sức khỏe, vừa không thích hợp để ăn sau khi nặn mụn. Chúng sẽ tạo ra môi trường thuận lợi cho vi khuẩn và mụn phát triển, vì thế da lâu lành hơn.
7. Sau khi nặn mụn không nên ăn gì? Đồ nếp
Thủ phạm hàng đầu gây ra các tình trạng mưng mủ, sưng đỏ đó là gạo nếp. Ngoài ra, đồ nếp cũng làm cho cơ địa nóng khiến các nốt mụn khó lành nhanh.
Sau khi nặn mụn xong không nên ăn gì? Bạn cần tuyệt đối tránh đồ nếp trong tuần đầu sau khi nặn mụn.
8. Đồ ăn cay nóng, chiên rán
Sau khi lấy nhân mụn không nên ăn gì? Những người thường xuyên bị mụn được khuyến khích ăn nhiều đồ mát, tránh xa đồ ăn cay nóng hoặc nhiều dầu mỡ. Và sau khi nặn mụn cũng thế. Thức ăn cay nóng, đồ chiên rán sẽ gây viêm, làm cho quá trình chữa lành da kéo dài và mụn có nguy cơ nặng hơn.
9. Chất kích thích
Rượu bia, cà phê, thuốc lá… cũng là nhóm thực phẩm làm cho mụn trở nên tồi tệ hơn. Các vết thương, đặc biệt là vết thương hở sau khi nặn mụn lâu hồi phục hơn và dễ bị sẹo.
Sau khi nặn mụn nên ăn gì?
Bạn đã biết sau khi nặn mụn không nên ăn gì, vậy thì thực phẩm nào nên ăn? Dưới đây là các thức ăn mà bác sĩ da liễu khuyên bạn nên bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày trong quá trình trị mụn.
1. Trái cây giàu vitamin C
Trái cây giàu vitamin C như cam, bưởi, quýt, ổi, kiwi, dâu tây… được coi là thực phẩm cần thiết cho làn da bị mụn hoặc đang điều trị. Vitamin C sẽ giúp hạn chế các tổn thương gây ra do khói bụi, ô nhiễm, ánh nắng mặt trời.
Bên cạnh đó, trái cây giàu vitamin C cũng có khả năng thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương sau khi nặn mụn diễn ra nhanh hơn. Bởi vì vitamin C có khả năng chống viêm, hạn chế tác hại của gốc tự do – yếu tố làm cho da bị tổn thương.
Ngoài ra, các loại trái cây giàu vitamin C cũng giúp da tổng hợp collagen, hỗ trợ quá trình tái tạo và khôi phục bề mặt da hiệu quả. Việc các tế bào da mới nhanh chóng được sản sinh sẽ có lợi cho da đang điều trị, hạn chế sẹo.
2. Các loại rau màu xanh đậm
Các loại rau màu xanh đậm như súp lơ, bắp cải, rau chân vịt, mồng tơi, cải thìa… đều có lợi cho da đang trong quá trình trị mụn. Chúng không chỉ cung cấp các vitamin và khoáng chất làm chậm quá trình lão hóa, mang lại làn da khỏe mạnh mà còn hỗ trợ việc trị mụn diễn ra nhanh chóng.
3. Các loại cá da trơn
Bị mụn nên ăn gì và không nên ăn gì? Mặc dù bị mụn hoặc sau khi nặn mụn không nên ăn hải sản, song các loại cá da trơn lại được khuyến khích sử dụng.
Cá thu, cá ngừ, cá basa, cá hồi, cá bớp… giàu axit béo omega 3 và các axit béo có lợi khác. Chúng không những tốt cho sức khỏe mà còn thích hợp cho da trong quá trình điều trị và chữa lành.
Các loại cá có khả năng giảm thiểu tình trạng viêm da, nhiễm khuẩn, đồng thời thúc đẩy da nhanh hồi phục mà không để lại di chứng như vết thâm hoặc sẹo mụn.
4. Các loại đậu và chế phẩm từ đậu
Các loại hạt đậu như đậu đen, đậu xanh, đậu nành, đậu cove và chế phẩm từ đậu như đậu phụ có chứa hàm lượng lớn các vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa. Chúng mang lại cho bạn làn da khỏe mạnh, chống lại các tác nhân gây hại trong quá trình hồi phục sau nặn mụn.
Thường xuyên bổ sung những thực phẩm này khi da đang tổn thương sẽ giúp vết thương nhanh hồi phục đồng thời mang lại làn da tươi trẻ và không có thâm sẹo.
5. Sữa chua
Các chuyên gia làm đẹp khuyên bạn nên ăn sữa chua sau khi nặn mụn vì tốt cho da. Đặc biệt, sữa chua giàu kẽm, có khả năng chống viêm và làm giảm các vết sưng đỏ do nặn mụn.
Bên cạnh đó, sữa chua cũng giúp se cồi mụn, tái tạo tế bào nên quá trình hồi phục và chữa lành diễn ra nhanh hơn.
Sữa chua còn chứa nhiều vitamin A, C, E và các chất chống oxy hóa, mang lại cho bạn làn da khỏe mạnh từ bên trong, ngăn chặn vi khuẩn hoạt động trên các vết thương do nặn mụn.
Ngoài những đồ ăn thức uống trên, hãy bổ sung cho cơ thể thực phẩm giàu các loại vitamin A, D, E như cà rốt, khoai lang, bơ, nấm, đậu mắt đen, cá trích, các loại ngũ cốc, các loại hạt… Vitamin A sẽ thúc đẩy tái tạo tế bào da, ngăn chặn vết thâm sẹo; vitamin E cung cấp độ ẩm cần thiết, hạn chế các vết rạn nứt; còn vitamin D giảm tình trạng viêm hoặc da bị bong vảy sau khi nặn mụn.
Bên cạnh chú ý vấn đề sau khi nặn mụn nên ăn gì và không nên ăn gì, hãy uống nhiều nước và có chế độ chăm sóc riêng dành cho da để không bị thâm sẹo.
Hãy luôn nhớ rằng thức ăn đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng lớn tới quá trình chữa lành các vết thương trong cơ thể. Bạn đã biết sau khi nặn mụn không nên ăn gì, vậy hãy cố gắng kiêng hoặc hạn chế những thức ăn đó để có làn da đẹp nhé!